Quốc lộ 34 nằm trên địa phận hai tỉnh Cao Bằng và Hà Giang. Về phía địa phận tỉnh Cao Bằng, điểm đầu quốc lộ 34 nằm tại thành phố, nơi giao với Quốc lộ 4A và Quốc lộ 2. Chạy qua các huyện miền Tây gồm Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm của tỉnh Cao Bằng để đến huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Kết thúc tuyến đường tại phường Trần Phú, thành phố Hà Giang. Hàng hóa sẽ được vận chuyển từ Hà Nội tới thành phố Cao Bằng và tiếp tục từ thành phố Cao Bằng đến điểm trả hàng cuối cùng tại Hà Giang.
Để vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đến Cao Bằng, các lái xe thường lựa chọn một trong 3 lộ trình như sau:
Một là, từ nội thành Hà Nội, hàng hóa được vận chuyển đến cầu Thanh Trì và vào cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Sau đó đi vào địa phẩn tỉnh Bắc Kạn. Từ đây, lái xe đi thẳng Quốc lộ 3 để vào thành phố Cao Bằng. Lộ trình này được nhiều lái xe lựa chọn vì giao thông trên cao tốc rất thuận lợi, đường đẹp, thông thoáng, di chuyển dễ dàng. Tuy nhiên, trước khi vào cao tốc, lái xe nên chuẩn bị trước đồ đạc trên xe bởi cung đường này hầu như không có các trạm dừng nghỉ hay các quán nước ven đường. Nên lái xe cần chuẩn bị trước và chỉ có thể mua đồ đạc hoặc nghỉ ngơi khi đến địa phận huyện Phú Lương – Thái Nguyên.
Hai là, lái xe sẽ chọn đi theo quốc lộ 3 cũ: Hà Nội – Thái Nguyên – Bắc Kạn – Cao Bằng. Cung đường này cũng không có gì đáng ngại. Tuy nhiên, lái xe Vantai24h cũng lưu ý với các anh em khi lưu thông qua huyện Phổ Yên (Thái Nguyên) nên đi ở tốc độ phù hợp, dễ dàng xử lý các tình huống bởi lượng xe lưu thông qua đây cũng tương đối nhiều, mật độ các xe tải chở hàng hóa luân chuyển giữa các tỉnh cũng tương đối dày, đặc biệt là các xe container hạng nặng. Cung đường này sẽ phải đi qua nhiều đèo núi có địa hình hiểm trở như: Đèo Giàng, Đèo Gió, Đèo Ngân Sơn, Đèo Cao Bắc, Đèo Tài Sìn Hồ. Lái xe qua khu vựa này cần có kinh nghiệm để xử lý tình huống cho thật tốt. Đối với những lái xe chưa thành thạo cung đường núi thì nên đi chậm, tìm hiểu kỹ về thông tin đường đi để giữ an toàn cho người, xe và hàng hóa.
Ba là, theo hướng Quốc lộ 1A về Lạng Sơn rồi rẽ theo Quốc lộ 4 qua Đông Khê, Thất Khê để đến Cao Bằng. Nhưng lộ trình này thường chỉ thích hợp với những chuyến vận chuyển có điểm trả hàng tại Lạng Sơn. Nếu đi thẳng đến Cao Bằng thì đây cũng chưa phải là lựa chọn thật sự hợp lý. Cung đường này cũng phải qua khá nhiều con đường đèo nhỏ, hẹp, lại có nhiều xe tải chạy qua nên sẽ cũng tiềm ẩn nhiều hiểm nguy, vì vậy lái xe cần chủ động tích lũy kinh nghiệm cho mình. Với những khúc cua tay áo, nên di chuyển chậm, bám sát phần đường của mình, không lấn đường, tạo thuận lợi cho những xe đi ngược chiều.
Từ thành phố Cao Bằng vận chuyển hàng hóa đến thành phố Hà Giang cũng khá dễ dàng. Đoạn đường từ Cao Bằng đi đường rất đẹp, chất lượng đường gần như cao tốc, đặc biệt là đoạn từ Cao Bằng đi Nguyên Bình . Từ Nguyên Bình đi Hà Giang, vẫn có một số đoạn đường không được đẹp nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều, chỉ cần chạy xe chậm lại một chút. Đường từ Mèo Vạc đến Bảo Lâm đường xấu do hàng ngày có nhiều xe chở đất đá qua lại khiến chất lượng mặt đường bị ảnh hưởng. Khi vận chuyển hàng hóa trên cung đường này cần cẩn thận để chuyến đi được an toàn, hàng hóa lưu thông thuận tiện và đem lại hiệu quả kinh tế cao./.
PR: Thùy Liên