Vantai24h – Không chỉ lịch sự với khách hàng, đối tác trong kinh doanh, vận chuyển mà các lái xe của Vantai24h còn rất kinh nghiệm khi vận hành phương tiện đi qua những đoạn đường ngập nước. Họ rất lịch sự với người đi đường, kịp thời giúp đỡ những người bị nạn trên hành trình. Mới đây, trong thời điểm Hà Nội ngập sâu trong nước chiều 29-5, lái xe của Vantai24h đã tận tình cứu kéo các phương tiện bị chết máy giữa đường, giúp cho giao thông không bị ùn tắc.
Trao đổi với chúng tôi vào sáng ngày 30-5, anh Nguyễn Huy Hùng, nhân viên lái xe của Vantai24h bộc bạch, những năm gần đây, tình trạng và điệp khúc mưa là ngập không chỉ xảy ra ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh mà còn diễn ra ở nhiều tỉnh, thành phố khác như ở Bắc Ninh, Nha Trang (Khánh Hòa), Hạ Long (Quảng Ninh) và ngay cả một số TP ở các tỉnh miền núi như Điện Biên Phủ, Bắc Cạn cũng bị ngập úng cục bộ trong thời gian khá dài. Việc ngập úng gây khó khăn rất lớn cho các lái xe chở hàng, nhất là những loại hàng khô đóng trong các thùng cát-tông không cho phép nước xâm nhập, làm giảm chất lượng hàng hóa. Tuy nhiên, theo anh Hùng, việc lái xe tải nhẹ trên đường ngập nước rất khó khăn bởi nếu ích kỷ, đi tốc độ cao sẽ ảnh hưởng đến người khác, đến các gia đình ven đường, đến các ô tô sedan và xe máy, xe thô sơ lưu thông trên đường.
Thực tế cho thấy, nếu phóng tốc độ nhanh, ga cao để đi qua những đoạn đường ngập nước khoảng 0,4-0,6cm thì sẽ tạo ra sóng lớn. Những đợt sóng này sẽ đẩy nước tràn vào nhà dân ven đường nên bị ngập. Điều này khiến các xe máy đi cùng và ngược chiều bị xô đẩy dễ ngã. Anh Hùng cho biết thêm, khi ngập nước, người điều khiển phương tiện có xu hướng tránh lề đường, đi ra giữa đường vì sợ đi vào các hố ga, lắp cống, dễ bị tai nạn.
Đường ngập nước là mối lo với nhiều lái xe khi vận hành xe trên đường vì dễ xảy ra tình trạng xe ngập nước, hỏng hóc, bị chết máy. Để tránh hiện tượng ngập nước, gây hư hỏng máy, các tài xế của Vantai24h thường đi số thấp và chạy đều chân ga hoặc tăng ga khi đi qua những đoạn đường ngập nước quá ống xả, vì khi đó dòng khí xả sẽ tạo ra lực đẩy lớn tránh không cho nước vào trong ống xả. Nếu không thể đi nhanh, có thể giữ chân phanh nhưng vẫn đạp chân ga. Tuyệt đối không giảm ga khi nước ngập quá ống xả vì việc đó sẽ làm giảm lực đẩy của dòng khí xả và có thể làm cho nước dễ dàng vào trong máy. Bên cạnh đó, không nên di chuyển gần những xe có trọng tải lớn, vì chúng sẽ tạo ra những cơn sóng lớn bất ngờ, có thể làm ngập đường ống nạp hay ống xả.
Khoảng 14 giờ ngày 29-5, khi vận hành xe đến trả hàng ở phố Đội Cấn, anh Hùng đã phải dừng xe và sử dụng phương tiện cứu kéo mang theo để hỗ trợ chiếc xe sedan vios biển kiểm soát 30F-85xxx bị chết máy, vượt qua đoạn đường ngập nước và tấp vào lề đường để dòng phương tiện được lưu thông.
Theo kinh nghiệm của anh Hùng, đối với đoạn đường nước ngập sâu, cần lưu ý quan sát kỹ và nên hạn chế đi ngược chiều đối với xe chạy phía trước. Bởi khi hai xe đi ngược chiều sẽ tạo sóng tràn lên nắp capo của xe, gây nguy cơ nước tràn vào họng hút hoặc nắp máy có thể làm ướt bugi, gây chết máy. Để giảm thiếu việc có thể bị chết máy khi di chuyển qua đoạn đường ngập nước, cách tốt nhất là nên quan sát các xe chạy phía trước, để có thể tránh được những ổ voi, ổ gà. Bên cạnh đó, để giảm tải cho động cơ, tài xế cũng nên tắt toàn bộ thiết bị phụ tải không cần thiết như: Hệ thống điều hòa, âm thanh… Nếu xe bị chết máy, tài xế phải bính tĩnh để xác định nguyên nhân, nếu do nước vào bên trong động cơ thì tuyệt đối không được khởi động lại động cơ, vì không những không thể nổ máy mà nó có thể sẽ làm bó kẹt piston, cong tay biên.
Anh Hùng phân tích, khi nước tràn vào xe sẽ tạo nên một lực ép lớn, đối đầu với áp lực từ các piston đang từ dưới đẩy mạnh lên hỗn hợp khí nạp. Trong trường hợp này, nếu như tài xế vẫn cố khởi động xe ô tô vô tình khiến cho lượng nước tràn vào càng nhiều với lực càng mạnh làm cho các tay biên piston bị biến dạng, thậm chí là bị gãy, hỏng hóc. Khi tay biên piston gãy sẽ làm chất lượng hoạt động của xi lanh bị giảm sút và làm hỏng trục cơ, thủng vỡ lốc máy ô tô khiến động cơ xe bị hư hỏng nghiêm trọng.
Ngoài động cơ, thủy kích còn tác động xấu đến hệ thống điện xe ô tô. Khi xe ngập nước, hệ thống điện trên xe ô tô như đèn, còi, hệ thống âm thanh giải trí…sẽ bị ảnh hưởng như có thể bị gỉ sét hay cháy.
Vì vậy, khi xe chẳng may bị chết máy khi ngập nước, tuyệt đối không khởi động lại xe khi đang bị ngập nước sâu. Cách duy nhất trong trường hợp này đó là tài xế cần tắt máy ngay lập tức, đẩy xe lên vị trí cao hoặc nâng gầm xe chờ cứu hộ đến và đưa xe về xưởng sửa chữa. Bên cạnh đó, lái xe cần nnanh chóng tháo cực âm của ắc quy. Đây được xem như một giải pháp trước mắt để hạn chế thiệt hại, đồng thời góp phần tránh được hiện tượng đoản mạch, giúp bảo vệ ECU hoặc hộp máy khỏi bị hư hỏng. Đồng thời, nên kiểm tra que thăm dầu của xe xem có dấu hiệu của bọt nước lọt vào hệ thống bôi trơn hay không, Nếu có thì động cơ đã bị ngập nước, trường hợp xuất hiện giọt nước bám ở đuôi que thì cần phải thay và lọc dầu.
THẢO TRANG