Vantai24h – Ngày 27/11/2015 – Chuyến vận chuyển hàng hóa đường dài từ Hà Nội đi Sóc Trăng không thể thiếu những buổi phải chạy xe ban đêm. Một vài nguyên tắc đơn giản sau sẽ giúp lái xe tự tin đạp ga trên xa lộ trong đêm.
Công việc đầu tiên trước khi lên xe đó là kiểm tra xe. Luôn giữ kính xe sạch sẽ cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Kính xe bẩn sẽ hạn chế tầm nhìn. Đặc biệt là khi trời tối, kính xe lấm tấm các vệ bẩn, ánh đèn pha của các xe đi ngược chiều chiếu vào kính, làm các ánh sáng đó bị nhấy nháy, gây lóa mắt cho người lái. Tiếp đến là điều chỉnh độ sáng trong khoang lái của xe tải. Tắt đèn trên khoang lái, giảm độ sáng bảng táp lô cho phù hợp, không cần phải sáng quá nhưng cũng không quá mờ, độ sáng phải đủ để đọc được các chỉ số trên mặt táp lô một cách dễ dàng. Đồng thời, kiểm tra lại toàn bộ góc chiếu của đèn pha, nếu cần thiết phải chỉnh lại vị trí pha cho phù hợp với trọng tải của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều hàng hóa, hàng hóa trọng lượng lớn) thì đầu xe sẽ cao lên một chút, do vậy, góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm lóa mắt tài xế các xe chạy ngược chiều. Một điểm cần lưu ý với gương chiếu hậu, đó là chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm nếu không sẽ liên tục bị các đèn pha của xe phía sau làm chói mắt.
Một vấn đề mà nhiều lái xe quan tâm và đã từng làm không ít người bực mình khi lái xe buổi tối và ban đêm đó là việc sử dụng đèn pha không đúng cách và thiếu lịch sự. Đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoại thành, khi phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy đèn pha có lợi thế chiếu xa, hỗ trợ tầm nhìn cho người lái nhưng nó lại làm cho người đối diện bị chói mắt, giảm tầm nhìn và gây nguy hiểm cho xe đi ngược chiều. Vì vậy, lái xe cũng cần học cách sử dụng đèn pha một cách lịch sự, khi thấy xe đi ngược chiều hay khi muốn vượt xe phía trước, thì nên hạ đèn pha, bật đèn cốt. Đến khi “một mình một đường” thì bật đèn trở lại. Lái xe Trần Văn Tùng của Vantai24h chia sẻ: “Bình thường mình gặp xe đi ngược chiều là mình đều chủ động hạ pha xuống, xe đối diện lịch sự, hiểu ý sẽ tự động hạ pha ngay sau đó. Tuy nhiên, cũng rất nhiều xe thiếu lịch sự, người ta chẳng thèm hạ pha, đèn chiếu thẳng vào mặt mình, sau khi xe đó chạy ngang qua, tầm nhìn của mình gần như bị mất trong vài giây, lần đầu tiên bị như vậy tôi thật sự rất sợ, tim đập thình thịch mà không biết phải làm sao, chỉ cố gắng mở to mắt có thể. Sau này, được các anh em lái xe lâu năm của Vantai24h dạy cho cách kiểm soát, đó là khi xe đó chạy đến gần xe mình, thì tốt nhất mình cho xe chạy sát bên phải đường, mắt hướng nhìn sang phải, như thế mắt sẽ nhanh chóng khôi phục được”.
Một kinh nghiệm lái xe ban đêm mà các tài già truyền lại đó là bám theo một xe chạy trước với khoảng cách 50m là rất tốt vì nó phanh thì mình phanh nó tránh vật cản thì mình tránh...coi đó như xe dẫn đường, nhất là đối với các cung đường lạ, lái xe ít đi. Đối với những đoạn không nhìn thấy hướng đường chỉ nên chớp pha 1-2 lần, vừa cho mắt đỡ mỏi lại vừa căn được mặt đường. Anh Tùng cho biết: “Lái xe sẽ có lúc gặp phải những đoạn đường tối, không có đèn đường, lúc này tài xế bị rơi vào điểm mù do xe đi đối diện tạo ra hoặc do chính đèn của xe mình tạo ra,bởi vậy nên thay đổi chế độ pha cốt hợp lí sẽ phát hiện người hoặc vật cản trên đường, cho dù pha sáng chưa chắc đã thấy vật lạ, do đặc tính vật đánh lừa mắt chúng ta không phát hiện được khi góc chiếu sáng cố định mà chỉ có thay đổi góc chiếu sáng pha cốt sẽ giúp mắt phát hiện ra vật thể lạ trên đường”.
Thông qua một số kinh nghiệm Vantai24h đã chia sẻ ở trên, hy vọng rằng anh em lái xe sẽ tìm cho mình được một vài kinh nghiệm bổ ích làm hành trang cho những chuyến vận chuyển đường dài vào ban đêm trên cung đường vận chuyển Bắc – Nam./.