Vantai24h – Ngày 10/10/2015 - Không chỉ riêng quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Bắc Giang mà tất cả các quãng đường vận chuyển khác đều tiềm ẩn nhiều sự cố bất ngờ mà không một người lái xe nào có thể đoán định được trước.
Là một người lái xe, các sự cố ngoài tầm kiểm soát mà tôi gặp trên đường đi nhiều không đếm hết. Đơn cử chỉ là việc xin vượt, xe vượt xe trên đường cũng đã nảy sinh rất nhiều vấn đề. Đòi hỏi người lái xe phải biết cách xử lý tình huống. Cứng có, mềm dẻo có để làm sao hạn chế tối đa mọi rắc rối cho mình. Cách đây 3 tháng, tôi nhận được lệnh vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đến Bắc Giang. Điểm bốc hàng ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội, điểm đến là thành phố Bắc Giang. Chuyến vận chuyển hôm đó tôi chứng kiến một tình huống xe vượt xe trên đường hết sức nguy hiểm, khoảng cách an toàn – nguy hiểm chỉ trong gang tay.
Quãng đường vận chuyển từ Lĩnh Nam, Hà Nội đi thành phố Bắc Ninh khoảng 35km. Nếu đi qua cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn thì sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ (một chiều). Sau khi nhận hàng ở Lĩnh Nam, xe chúng tôi bắt đầu di chuyển đến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Đường đi to, rộng, đẹp nên chiếc xe tải cứ thể bon bon. Vừa đi, hai anh em vừa trao đổi về quy trình làm việc, quy trình cho một chuyến vận chuyển hàng hóa cũng như kinh nghiệm xử lý tình huống trên đường đi.
Chạy trước chúng tôi chừng 50m là 1 xe con và 1 xe khách ở làn ngoài cùng (còn xe tải của chúng tôi chạy ở làn giữa). Tôi thấy xe khách phía sau xin vượt, nhưng xe con phía trước lại ra tín hiệu không cho vượt. Xe khách vừa xin nhan xin đường, vừa nháy đèn ra hiệu nhưng xe con phía trên vẫn không nhường đường cho vượt. Hai anh em chúng tôi nói vui với nhau, “chắc ông xe khách cú lắm”. Vừa dứt lời, tôi thấy xe khách chuyển xi nhan sang phải để xin vượt. Biết là xe vượt như vậy là sai luật nhưng anh Thụ bảo tôi: “Thôi chắc nó vội, mình nhường cho nó đi trước”. Anh Thụ bắt đầu giảm tốc, xe khách có đường để vượt lên. Khi một nửa xe khách đã vượt qua xe con, lái xe bắt đầu đánh lái, tạt đầu và ép xe con vào dải phân. Xe con bất ngờ, phanh gấp, nhưng rất may là vẫn giữ được lái. Khoảng cách giữa 2 thân xe chỉ bằng nửa cánh tay, và rồi xe khách cũng vượt qua an toàn mà không để xảy ra va chạm nào. Chắc chắn là lái xe khách phải là người tay lái “già” thì mới làm được vậy. Nhưng ý thức thì quá kém. Coi thường tính mạng của chính bản thân mình, của hành khách trên xe và của những người đang ngồi trên xe con. Những tình huống như vậy xảy ra không ít, nhưng cũng không ít lần đã để lại hậu quả xấu. Chính những người chứng kiến như chúng tôi cũng phải hoảng hồn vì sợ. Trong khi đó, nhiều tài xế lại cho rằng đấy là việc hay, “vừa để luyện tay lái, vừa để cho đối phương một bài học”. Nhưng tôi xin khẳng định rằng: “Bài học thì chưa thấy đâu, mà chỉ tính mạng của bản thân bị đe dọa. Đó là hành động rất nguy hiểm, thiếu văn hóa giao thông mà nhiều người cần phải tránh. Cái lợi trước mắt không có mà chỉ toàn để lại cái hại lâu dài”. Xe chúng tôi vượt qua xe con, để xem người lái là ai, thì hóa ra là 2 chị con gái. Chắc do tay lái họ yếu, nên họ không tạo điều kiện cho xe khách vượt. Có thể thông cảm, và chắc là lái xe khách cũng nhìn thấy nên “tha” cho họ.
Đây là những tình huống có thật mà sẽ có nhiều người gặp phải. “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, đối với bản thân tôi, mỗi lần đi là một lần tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng lái xe. Bên cạnh đó, là tự xây đựng cho mình những kỹ năng về ứng xử và văn hóa khi tham gia giao thông, để mỗi chuyến đi mang lại giá trị cho bản thân, doanh nghiệp nói riêng và cho xã hội nói chung./.
PR: Duy Ngọ