Vantai24h - Dịch vụ cho thuê xe tải vận tải chuyên tuyến Hà Nội – Bắc kạn – Cao Bằng. kinh nghiệm lớn nhất để vận chuyển an toàn trên tuyến đường này là phải chuẩn bị chu đáo tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi khởi hành
Vantai24h – Anh Trần Văn Thắng ở thị xã Bắc Kạn (tỉnh Cao Bằng) năm nay đã 52 tuổi, là một trong những tài xế xếp hàng “lão tướng” từng gắn bó chặt chẽ với Vantai24h nhiều năm. Anh có hơn 20 năm kinh nghiệm lái xe tải vận chuyển hàng an toàn trên tuyết Hà Nội – Cao Bằng và từ thị xã Cao Bằng đi các xã vùng sâu, vùng xa của địa phương này. Anh tâm sự: Tuyến đường vận chuyển này có nhiều đoạn khuất tầm nhìn, mặt đường hẹp, xấu, nhiều đèo dốc, đi qua nhiều khu dân cư, lại có các khúc cua gấp nên gây rất nhiều khó khăn cho lái xe tải.
Nếu ai từng một lần đi từ TP Hà Nội theo Quốc lộ 3 lên Cao Bằng thì sẽ thấy lời anh Thắng nói quả chẳng sai. Chỉ tính riêng đoạn từ Cầu Đuống sang Đông Anh, qua thị trấn Sóc Sơn lên đến TP Thái Nguyên đã đủ mệt. Đường chật hẹp, phương tiện giao thông qua lại liên tục, thêm vào đó là ý thức tham gia giao thông của đa phần người dân chưa tốt nên gây ra không ít khó khăn cho người điều khiển phương tiện vận tải hạng nặng. Theo anh Thắng, để lái xe an toàn trên đoạn đường như thế này thì ngoài làm tốt công tác chuẩn bị phương tiện, sức khỏe, tâm lý, khi vận hành phương tiện các lái xe phải luôn giữ cho đầu óc tỉnh táo, xử lý kịp thời, chính xác các tình huống phát sinh.
Tỉnh Cao Bằng rộng gần 5 triệu km2, có 1 thị xã, 7 huyện, bao gồm 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn. Địa hình tỉnh Cao Bằng chủ yếu là đồi núi vì thế nên đường xá ở địa phương này đa phần là đèo dốc khó đi. Có nhiều đoạn chưa được đầu tư, nâng cấp nên mặt đường rất xấu, góc cua hẹp. Từ Hà Nội đi các huyện thuộc khu Đông Bắc, Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, xa nhất như Bảo Lâm, Bảo Lạc ước vào khoảng 500km. Từ Bảo Lâm, Bảo Lạc đến các thôn, bản xa nhất ước khoảng 40 đến 50km toàn đường khó đi. Hơn nữa, khi trời mưa, nhiều đoạn đường trên tuyến có thể bị ngập bất cứ lúc nào. Điển hình vào giữa tháng 7-2013, trong khi vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Cao Bằng, lúc đến cây số 31 thì đường bị ngập khoảng 500 mét, trong khi chủ hàng liên tục gọi điện hỏi thăm, thúc dục và yêu cầu đưa hàng đến địa điểm đúng hợp đồng. Tình huống căng thẳng này khiến anh Thắng phải căng thẳng suy nghĩ, tính toán. Nếu vượt qua sẽ rất nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến tính mạng và tài sản trên xe. Nếu nằm chờ thì không biết đến bao giờ đường mới thông, điều đó đồng nghĩa với không đáp ứng được yêu cầu của chủ hàng. Nếu đi đường khác vòng tránh thì rất xa, mất những 80km đến 100km, nhưng cơ bản đảm bảo được thời gian theo yêu cầu của chủ hàng. Rồi anh quyết định đi đường vòng tránh, mặc dù biết kinh phí vận chuyển sẽ bị đội lên, chưa chắc đã được chủ hàng thanh toán hoặc chia sẻ. Sau hơn 3 giờ đi vòng sang Định Hóa rồi về chợ Chu, anh mới đưa hàng đến địa điểm ở Bắc Kạn an toàn, nhưng lại muộn so với thời gian gần 2 giờ đồng hồ so với hợp đồng. Lấn ấy, chủ hàng cũng chẳng thanh toán thêm cước vận tải phát sinh, nhưng bù lại, uy tín của anh và Vantai24h với chủ hàng tăng lên đáng kể, mối quan hệ làm ăn ngày càng gắn bó và thân thiết hơn.
Những đoàn xe của vantai24h nối đuôi nhau
Anh Thắng kể, có vô số kỷ niệm vui buồn đáng viết về việc lái xe vận chuyển hàng trên tuyến này trong suốt hơn 20 năm làm nghề. Theo anh, kinh nghiệm lớn nhất để vận chuyển an toàn trên tuyến đường này là phải chuẩn bị chu đáo tình trạng kỹ thuật của phương tiện trước khi khởi hành; trong quá trình vận chuyển, lái xe phải luôn giữ bình tĩnh, hết sức tỉnh táo khi lái ban đêm, trời mưa hoặc sương mù… để có biện pháp xử lý các tình huống hiệu quả.
Lời kể của anh Thắng được viết bởi ( Đức Tâm)