Vantai24h- 20/02/2014- Dịch vụ cho thuê xe tải vận tải hàng hóa tuyến đường Hà Nội – Lai Châu và những đặc trưng cơ bản của của tuyến đường này,: Từ Hà Nội đi Lai Châu ước khoảng gần 500km, trong đó tỉ lệ đường đèo dốc chiếm khoảng 70%. Đặc biệt, phải vượt qua đèo Khau Phạ khá dài và nguy hiểm.
Cuối năm 2013, lãnh đạo Công ty Vantai24h cử tôi đi Lai Châu công tác gấp. Trước khi đi, giám đốc công ty yêu cầu tôi phải quan sát và ghi chép tỉ mỉ tình hình tuyến đường vận tải từ Hà Nội – Lai Châu. Tôi chưa từng làm nhiệm vụ này nên có phần bỡ ngỡ. Hơn nữa, khi nghe các đồng nghiệp trong công ty kháo nhau, đây là tuyến đường nhiều dốc, lắm đèo, rất nguy hiểm thì tôi càng lo lắng hơn.
Tôi được đi cùng chiếc xe tải 5 tấn do Hà Tiến Dũng điều khiển. Anh Dũng là người Lào Cai và có tới gần 15 năm lái xe trên các tuyến đường vùng Tây Bắc. Anh Dũng chào đón tôi bằng nụ cười rất tươi sau cái bắt tay thật chặt. Chúng tôi cùng lên đường sớm hơn dự định 15 phút vì thời gian xếp hàng nhanh hơn dự kiến.
Trên đường đi, anh Dũng vui vẻ kể cho tôi nghe về dịch vụ cho thuê xe tải
vận tải hàng hóa tuyến đường Hà Nội – Lai Châu và những đặc trưng cơ bản của của tuyến đường này,: Từ Hà Nội đi Lai Châu ước khoảng gần 500km, trong đó tỉ lệ đường đèo dốc chiếm khoảng 70%. Đặc biệt, phải vượt qua đèo Khau Phạ khá dài và nguy hiểm. Anh cho biết thêm, đường ở đây nhỏ hẹp, lại nhiều khúc cua gấp nên lái xe phải hết sức thận trọng, tỉnh táo và tập trung cao độ. Để có đủ sức khỏe đi trên tuyến đường này, cánh lái xe các anh thường phân làm 4 cung chính. Hà Nội – Văn Chấn; Văn Chấn-Mù Cang Chải; Mù Cang Chải – Than Uyên; Than Uyên-Lai Châu. Trên đường đi, đến đoạn nào đặc biệt là anh Dũng lại giới thiệu để tôi ghi chép và chụp ảnh. Phải công nhận, thiên nhiên, cảnh vật hai bên đường lên Lai Châu quả là kỳ thú và dễ làm siêu lòng người. Mây vờn núi, vờn ngọn cây, có lúc sà sát xuống mặt đường bồng bềnh, khiến tôi có cảm giác như đi ở chốn bồng lai tiên cảnh.
Chúng tôi đến Văn Chấn vào đầu giờ chiều. Từ Văn Chấn đến Mù Cang Chải khoảng 80km, nhưng phải vượt qua gần 40km đèo Chẩu và Khâu Phạ. Đèo Khâu Phạ được mệnh danh là cổng trời, là đèo hiểm trở và dài nhất trên tuyến quốc lộ 32.
Nằm ở khu vực giáp giới giữa huyện Văn Chấn và huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái, đèo Khau Phạ đi qua nhiều địa danh nổi tiếng như La Pán Tẩn, Mù Cang Chải, Tú Lệ, Chế Cu Nha, Nậm Có... ở độ cao từ 1.200m đến 1.500m so với mực nước biển. Người HMông coi đèo Khau Phạ là nơi linh thiêng có thể than thấu lòng trời, nên mỗi khi gặp chuyện chẳng lành, mùa màng thất bát, họ lại kéo nhau tới Khau Phạ để khấn Giàng. Anh Dũng kể, do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh đèo núi như nhô lên trên biển mây, trong tiếng dân tộc Thái, Khau Phạ có nghĩa là Sừng Trời (chiếc sừng núi nhô lên tận trời) hay Cổng Trời.
Anh Dũng chia sẻ, vài năm trước đường đèo Khau Phạ có đến hai phần ba là đường cấp phối, gập ghềnh đá sỏi, chỉ đoạn đi qua Tú Lệ mới được làm đẹp hơn đôi chút. Trong suốt chiều dài của đèo có đến vài chục đoạn cua gấp khúc tay áo. Vào những ngày mây mù, đèo đặc biệt nguy hiểm cho cánh lái xe vì con đèo không có rào chắn hay bất cứ biển cảnh báo nào. Cung đường đèo đã xuống cấp nhiều vì không được sửa chữa thường xuyên, dễ dàng bị sạt lở, sụt lún vì nằm trong vùng đất đỏ bazan, hệ đất yếu. Thêm vào đó là sự nguy hiểm rình rập thường xuyên với những tảng đá từ trên núi cao có thể rơi xuống bất cứ lúc nào. Ít có xe tải lớn qua lại trên con đường này vì độ dốc của đèo khiến cho quãng thời gian đi lại trở nên quá dài.
Lối đuôi nhau nghỉ ăn trưa
Từ trên đỉnh đèo tôi luôn có cảm giác lo sợ khi nhìn xuống vực sâu hun hút bên đường. Đường dốc quang co, từ đỉnh đèo - Cổng trời, mắt kém cũng nhìn rõ những cánh đồng lúa tại thung lũng Tú Lệ, những thửa ruộng bậc thang rất đẹp. Vượt đèo Khâu Phạ thì tới thị trấn Mù Cang Chải. Lúc gần đến thị trấn, anh Dũng kể thêm, hơn 10 năm về trước, đèo Khâu Phạ là một trong những con đường đèo mà cánh lái xe rất sợ khi qua đây. Mặt đường rất xấu, xe đi rất chậm và tốn thời gian. Có lần, một đồng nghiệp của anh lên được nửa đèo thì đứt dây cua roa của hệ thống bơm nước làm mát máy. Máy nóng quá nên anh ta không dám chạy mà buộc phải nằm chờ đợi và khấn Giàng. Gần một ngày sau, khi anh đi qua, người lái xe này vẫy để hỏi han nhờ tư vấn cách xử lý. May là xe của anh Dũng và của đồng nghiệp kia cùng một loại. Sẵn có vật tư dự phòng mang theo nên anh Dũng cho đồng nghiệp này vay. Anh ta vui sướng như đứa trẻ. Bởi nếu không có anh ta phải nằm chờ người ở dưới xuôi mang lên cũng phải mất hai ngày.
Sau 3 ngày rong ruổi cùng chiếc xe của anh Dũng, đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Dũng, tôi đã ghi chép được khá tỉ mỉ về những nội dung cần cho công việc mà công ty yêu cầu. Giờ đây, tôi vẫn có một mong muốn được tiếp tục quay lại Lai Châu để ngắm cho kỹ cho rõ những hình ảnh đẹp của đèo Khâu Phạ, một trong những “tứ đại đèo” của vùng Tây Bắc.
PR: Quang Thắng