3 chan
show3
show 4
show1
mobil_1
Danh mục sản phẩm
Thống kê
56Trực tuyến
22,845,333 Lượt truy cập

Chiến lược quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông

Chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16-26%.
Vantai24h - 27/02/2013
  Ngày 25/2, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng được nhu cầu về vận tải của xã hội, bảo đảm chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tại nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường.

Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

Đến năm 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0÷90,0%; đường sắt 1,0÷2,0%; đường thủy nội địa 4,5÷7,5% và hàng không 1,0÷1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0÷70,0%; đường sắt 1,0÷3,0%; đường thủy nội địa 17,0÷20,0%; đường biển 9,0÷14,0% và hàng không 0,1÷0,2%.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trục dọc Bắc - Nam, ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc- Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành.

Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển. Bên cạnh đó, tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao. Phát triển mạng đường bay chủ yếu theo mô hình trục nan với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại hai trung tâm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Chiến lược cũng đặt mục tiêu phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16-26%.

Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25-30%. Bên cạnh đó, kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Về phát triển giao thông nông thôn, đến 2020, duy trì, củng cố và nâng cấp mạng lưới giao thông hiện có theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đường giao thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn. Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với đường huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.

Bên cạnh đó, hoàn thành mở đường mới đến trung tâm các xã, cụm xã chưa có đường, các nông, lâm trường, các điểm công nghiệp. Từng bước xây dựng hệ thống hầm chui, cầu vượt tại các giao cắt giữa đường cao tốc, quốc lộ và đường địa phương, đảm bảo an toàn giao thông.

Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long, coi trọng phát triển giao thông đường thủy, đồng thời, nghiên cứu sử dụng vật liệu tại chỗ, lựa chọn kết cấu mặt đường phù hợp với điều kiện và khí hậu của từng vùng, chú trọng sử dụng ximăng trong xây dựng nâng cấp đường nông thôn. Sử dụng hợp lý phương tiện vận tải truyền thống, phát triển phương tiện cơ giới nhỏ phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn và phù hợp với mức sống của đa số người dân...

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 3/3/2009 phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030./.
Theo TTXVN
[Trở về] icon Các tin tức khác
Thuê Xe Tải Cho Doanh Nghiệp: Lợi Ích và Chiến Lược Thuê Xe Tải Cho Chuyển Nhà: Giải Pháp Tiện Lợi Thuê Xe Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam: Giải Pháp Linh Hoạt và Tiết Kiệm Vận Chuyển Hàng Hóa từ Bắc vào Nam: Giải Pháp Nhanh Chóng và Hiệu Quả Giải Pháp Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam Hiệu Quả: Tối Ưu Hóa Quy Trình và Tiết Kiệm Chi Phí Giải Pháp Thuê Xe Tải cho Các Dự Án Xây Dựng và Di Chuyển Vật Liệu Bảo Dưỡng và An Toàn Xe Tải Thuê: Đảm Bảo Sự Tin Cậy và Hiệu Quả Giải Pháp Thuê Xe Tải cho Các Dự Án Xây Dựng và Di Chuyển Vật Liệu Tiết Kiệm Chi Phí Vận Chuyển Bắc Nam bằng Đường Bộ Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam Nhanh Chóng và Chính Xác
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
024 33 24 24 24 : 8h->17h024 33 24 24 25 : 8h->17h024 33 24 24 26 : 8h->17hPhan Văn Chín: Máy lẻ 104
Trần Quang Sơn: Máy lẻ 103
Nguyễn Thu Thủy: Máy lẻ 105
Ngọc Thắng: Máy lẻ 106

© CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI 24 GIỜ (vantai24h)
    Trụ sở: 64A/21 Phố Thanh Am, Long Biên, Hà Nội
      Văn phòng: Số 350 Ngô Gia Tự, Long Biên, TP Hà Nội
Bãi xe: Phố Trần Văn Trà, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội; Số 380/2A, khu dân cư Đông An, phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 024.33 24 24 24/ 25 /26 /27 /28  - Fax 024.36521130 -  Email:info@vantai24h.vn
Hotline: 0962 24 24 24 - 0963 24 24 24 - 0964 24 24 24 - 0961 24 24 24 

cho thue xe tai | cho thuê xe tải | cho thuê xe cẩu tự hành | cho thuê cẩu chuyên dụng | dịch vụ vận chuyển bắc nam | dịch vụ vận tải hàng hóa | xe tải | xe cẩu | taxi tải | vận tải | vận chuyển