3 chan
show3
show 4
show1
mobil_1
Danh mục sản phẩm
Thống kê
69Trực tuyến
22,847,183 Lượt truy cập

Một năm nhìn lại ngành vận tải

Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông vận tải đạt 7.525 tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch năm và tăng 18% so với năm trước- cao hơn các chỉ số tương ứng của tổng số vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước
11:26 AM, 23/01/2013
Vantai24h.vn - Lĩnh vực giao thông, vận tải năm 2012 đạt được một số kết quả tích cực, nhưng cũng còn một số hạn chế bất cập đặt ra cho năm 2013.

Kết quả nổi bật trong năm 2012 về giao thông được thể hiện trên hai mặt chủ yếu.

Trước hết phái kể đến một số công trình giao thông đã được đẩy nhanh thực hiện, hoàn thành sớm hơn tiến độ đề ra, như đường trên cao ở vành đai 3, 4 cầu vượt ở những ngã tư có mật độ người và phương tiện đông đảo; đường cao tốc Cầu Giẽ- Ninh Bình được thông xe,… nhiều đường làng ngõ xóm theo chương trình xây dựng nông thôn mới được nâng cấp mặt đường, mở rộng với sự nỗ lực của bà con nông dân và sự hỗ trợ một phần của Nhà nước…

Đường vành đai 3 trên cao ở Hà Nội đã được đưa vào sử dụng từ tháng 10/2012

Tổng lượng vốn đầu tư thực hiện của Bộ Giao thông vận tải đạt 7.525 tỷ đồng, bằng 100,8% kế hoạch năm và tăng 18% so với năm trước- cao hơn các chỉ số tương ứng của tổng số vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước. Đây là một cố gắng lớn của các đơn vị và sự chỉ đạo quyết liệt của ngành Giao thông vận tải, sự hỗ trợ tích cực trong việc tập trung nguồn vốn của Nhà nước. Kết quả này góp phần giảm bớt tồn kho của vật liệu xây dựng, giải quyết công ăn việc làm, giảm bớt ùn tắc giao thông, góp phần vào việc tăng giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm của ngành xây dựng (2,09%) sau sự sút giảm trong năm trước của ngành này (giảm 0,7%).

Nhân dân kỳ vọng năm 2013 sẽ phát huy được kết quả này để hoàn thành đúng tiến độ các công trình giao thông theo kế hoạch, để thực hiện tốt hơn một trong ba đột phá chiến lược như mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện được kỳ vọng này, vấn đề lớn nhất cần tiếp tục đặc biệt quan tâm là chất lượng công trình giao thông, là cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, là đẩy nhanh tiến độ thực hiện công trình đường sắt trên cao, đường,… Quan trọng hơn là lòng tin của người dân được nâng cao và vững chắc hơn nữa.

Một kết quả tích cực khác là tai nạn giao thông đã giảm đáng kể so với năm trước cả về số vụ (giảm 28,1%), cả về số người bị chết (giảm 14,1%), cả về số người bị thương (giảm 28,2%). Đây là kết quả tích cực của ý thức tự giác hơn của người dân khi tham gia giao thông- yếu tố quan trọng hàng đầu để giảm tai nạn giao thông; của các giải pháp về phát triển hạ tầng giao thông… Tuy nhiên, bình quân 1 ngày trong năm 2012, cả nước vẫn còn xảy ra 28 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người và làm bị thương 21 người; số người chết giảm chậm hơn số vụ tai nạn, chứng tỏ số người chết bình quân 1 vụ tai nạn giao thông tăng lên (bình quân 100 vụ tai nạn giao thông nếu năm trước có 82 người bị chết, thì năm nay số người chết tăng lên thành 98 người).

Để từ năm 2013 tiếp tục giảm số vụ, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông hơn nữa, thì phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để nâng cao hơn nữa ý thức tự giác của người tham gia giao thông; cải tạo, nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông và các giải pháp khác, như thắt chặt việc nhập cư vào nội thành, hạn chế việc nâng tầng ở nội thành, chuyển nhanh hơn các cơ sở kinh tế, sự nghiệp, hành chính từ nội thành ra ngoại thành, xử phạt nghiêm hơn các trường hợp cố ý vi phạm pháp luật về giao thông.

Vận chuyển và luân chuyển hành khách, hàng hoá

Vận tải được nhận diện bằng 2 chỉ tiêu là vận chuyển (tính theo số lượt người đối với vận tải hành khác và số tấn đối với vận tải hàng hoá) và luân chuyển (tính số lượt người.km đối với vận tải hành khác và số tấn.km đối với vận tải hàng hoá). Tốc độ tăng/giảm của các chỉ tiêu này trong năm 2012 so với năm trước như sau (xem bảng).

TỐC ĐỘ TĂNG/GIẢM VẬN CHUYỂN VÀ LUÂN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HOÁ (%). Nguồn: TCTK

Đối với vận tải hành khách có một số điểm đáng lưu ý.

(1) Trong năm, bình quân 1 người dân có 32,2 lượt đi lại bằng phương tiện đường sắt, đường biển, đường sông, đường bộ, đường hàng không (có tính chuyên nghiệp, không tính phương tiện cá nhân), nhiều hơn năm trước 29 lượt.

(2) Độ dài bình quân một lượt đi lại là 43 km, ngắn hơn năm trước (44 km).

(3) Trong các phương tiện đi lại, có tới 92,5% lượt người lựa chọn với 74,4% lượt người.km lựa chọn phương tiện đường bộ. Điều này chứng tỏ hai mặt. Một mặt thể hiện phương tiện đường bộ (chủ yếu là ô tô) đã có bước phát triển khá nhanh, phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân hiện nay; mặt khác cũng đặt ra vấn đề là nếu phát triển phương tiện vận tải này, thì việc giải quyết ách tắc giao thông, tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường… sẽ khó khăn hơn, nên cần có sự cơ cấu lại trên cơ sở phát triển, cải thiện việc đi lại đối với các phương tiện vận tải khác theo hướng hiện đại hơn (đường sắt nội đô đi trên cao, đi ngầm, đường đôi, khổ rộng, ít đường ngang…). Có 0,43% lượt người lựa chọn với 3,73% lượt người.km đi lại bằng đường sắt- các con số còn rất nhỏ bé. Đường biển chỉ có 0,21% số lượt người với 0,28% số lượt người.km lựa chọn do năng lực của phương tiện này còn thấp… Đường sông có 6,42% lượt người với 3,28% số lượt người.km lựa chọn- chủ yếu đối với các tỉnh miền sông nước Nam Bộ. Có 0,47% số lượt người với 18,26% số lượt người.km lựa chọn đường hàng không, tuy đi lại nhanh chóng, nhưng chưa phù hợp với túi tiền của nhiều người dân.

(4) So với năm trước, cả vận chuyển và luân chuyển hành khách đều tăng khá, trong đó luân chuyển tăng chậm hơn vận chuyển, chứng tỏ việc đi lại trên đường dài tăng chậm hơn so với đi lại bằng đường ngắn.

Trong các loại phương tiện, thì việc đi lại bằng đường bộ tăng cao nhất (vận chuyển tăng 13,4% và luân chuyển tăng 11,1%). Vận chuyển bằng đường sắt tăng 2% về số lượt người, nhưng tăng thấp hơn (0,7%) về số lượt người.km, chứng tỏ đi đường dài ít  hơn. Đi bằng đường hàng không giảm nhẹ (giảm 0,2%) về số lượt người, nhưng tăng tương đối khá hơn (7,6%) về số lượt người.km, do đi đường dài tăng nhiều hơn.

Đối với vận tải hàng hoá, tăng khá về vận chuyển, nhưng lại bị giảm tương đối sâu về tấn.km, chứng tỏ vận tải đường ngắn thì tăng, nhưng vận tải đường dài thì giảm.

Trong các phương tiện vận tải, tỷ trọng lựa chọn phương tiện về vận chuyển thì đường bộ là cao nhất (78,1%), tiếp đến là đường sông (16,5%), đường biển (4,62%), đường sắt (0,74%), cuối cùng là đường hàng không (0,02%); về luân chuyển thì cao nhất là đường biển (68,4%), tiếp đến là đường bộ (20,82%), đường sông (8,38%), đường sắt (2,17%) và cuối cùng là đường hàng không (2,17%). Vấn đề đặt ra là giá cả, sự thuận tiện và độ dài của đoạn đường vận chuyển.

So với năm trước, vận chuyển bằng đường bộ tăng cao nhất (11,5%) và tăng cao hơn tốc độ chung, bằng đường sông tăng khá (6,8%), còn bằng các phương tiện khác đều bị giảm (bằng đường sắt giảm 3,9%, bằng đường hàng không giảm 5%, bằng đường biển giảm 14%); luân chuyển bằng đưởng bộ tăng cao nhất (tăng 8,7%), tiếp đến là bằng đường hàng không (tăng 7%), bằng đường sông (tăng 5,7%); bằng đường sắt giảm 3,4%, bằng đường biển giảm sâu hơn (giảm 16%). Nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng nhập khẩu bị suy giảm nên nhu cầu vận tải nguyên nhiên vật liệu, hàng hoá bị suy giảm theo. Có một điểm đáng lưu ý  là thị phần vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu với nước ngoài vốn đã bị mất cho nước ngoài, năm nay còn bị suy giảm. Vận chuyển hàng hoá ngoài nước giảm 12,4%, luân chuyển hàng hoá nước ngoài giảm 14,8%; xuất khẩu dịch vụ vận tải chỉ đạt 2,1 tỷ USD, giảm 15,5%, trong khi nhập khẩu dịch vụ vận tải đạt 8,7 tỷ USD, tăng 6%, nhập siêu dịch vụ vận tải lên đến 6,6 tỷ USD!

Năm 2013, với mục tiêu lạm phát thấp hơn, tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2012, nên nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá có thể cao hơn. Đó là một thời cơ đối với ngành vận tải, nhưng sẽ là thách thức đối với giao thông và việc kiềm chế tai nạn giao thông.
Theo: chinhphu.vn

[Trở về] icon Các tin tức khác
Thuê Xe Tải Cho Doanh Nghiệp: Lợi Ích và Chiến Lược Thuê Xe Tải Cho Chuyển Nhà: Giải Pháp Tiện Lợi Thuê Xe Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam: Giải Pháp Linh Hoạt và Tiết Kiệm Vận Chuyển Hàng Hóa từ Bắc vào Nam: Giải Pháp Nhanh Chóng và Hiệu Quả Giải Pháp Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam Hiệu Quả: Tối Ưu Hóa Quy Trình và Tiết Kiệm Chi Phí Giải Pháp Thuê Xe Tải cho Các Dự Án Xây Dựng và Di Chuyển Vật Liệu Bảo Dưỡng và An Toàn Xe Tải Thuê: Đảm Bảo Sự Tin Cậy và Hiệu Quả Giải Pháp Thuê Xe Tải cho Các Dự Án Xây Dựng và Di Chuyển Vật Liệu Tiết Kiệm Chi Phí Vận Chuyển Bắc Nam bằng Đường Bộ Dịch Vụ Vận Chuyển Hàng Hóa Bắc Nam Nhanh Chóng và Chính Xác
Tìm kiếm
Hỗ trợ trực tuyến
024 33 24 24 24 : 8h->17h024 33 24 24 25 : 8h->17h024 33 24 24 26 : 8h->17hPhan Văn Chín: Máy lẻ 104
Trần Quang Sơn: Máy lẻ 103
Nguyễn Thu Thủy: Máy lẻ 105
Ngọc Thắng: Máy lẻ 106

© CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VẬN TẢI 24 GIỜ (vantai24h)
    Trụ sở: 64A/21 Phố Thanh Am, Long Biên, Hà Nội
      Văn phòng: Số 350 Ngô Gia Tự, Long Biên, TP Hà Nội
Bãi xe: Phố Trần Văn Trà, phường Việt Hưng, quận Long Biên, TP Hà Nội; Số 380/2A, khu dân cư Đông An, phường Tân Đông Hiệp, Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 024.33 24 24 24/ 25 /26 /27 /28  - Fax 024.36521130 -  Email:info@vantai24h.vn
Hotline: 0962 24 24 24 - 0963 24 24 24 - 0964 24 24 24 - 0961 24 24 24 

cho thue xe tai | cho thuê xe tải | cho thuê xe cẩu tự hành | cho thuê cẩu chuyên dụng | dịch vụ vận chuyển bắc nam | dịch vụ vận tải hàng hóa | xe tải | xe cẩu | taxi tải | vận tải | vận chuyển